Kệ sàn lửng, hay còn gọi là kệ sàn mezzanine, là giải pháp tối ưu hóa không gian lưu trữ bằng cách tận dụng chiều cao của nhà kho để tạo thêm tầng lửng, giúp tăng diện tích sử dụng mà không cần mở rộng mặt bằng. Tuy nhiên, việc quyết định sử dụng kệ sàn lửng đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về cả ưu và nhược điểm của hệ thống này. Vậy, kệ sàn lửng mang lại những lợi ích gì và có hạn chế nào cần lưu ý? Hãy cùng Cơ Khí 3S tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Kệ sàn Mezzanine là gì?
Hệ thống kệ sàn được thiết kế bao gồm phần chân trụ lớn, mặt sàn và cầu thang đi lên, có cấu trúc như tầng lửng. Tầng dưới của kệ sàn kết hợp được với tất cả các loại kệ có tải trọng từ nặng đến nhẹ như kệ Selective, kệ Double Deep, kệ VNA, kệ Drive in, kệ Radio Shuttle, kệ trung tải,…

Kệ sàn mezzanine là giải pháp tiết kiệm chi phí nhất dành cho doanh nghiệp muốn mở rộng không gian nhà kho, kệ sàn chia không gian kho ra thành các tầng. Các tầng này bao gồm tầng dưới là hệ thống kệ để hàng và tầng trên có thể là kệ để hàng nhẹ hoặc mặt sàn chứa hàng, văn phòng làm việc.
Mặt sàn của kệ sàn rất đa dạng chủng loại như sàn sắt, sàn tôn, sàn bê tông, sàn gỗ, ván dăm, ván dăm phủ kim loại hay lưới rãnh, lưới kim loại,… Doanh nghiệp có thể thay thế chất liệu mặt sàn khác khi có sự thay đổi trong nhu cầu lưu trữ.
Kệ sàn kho hàng có độ chắc chắn rất cao nhờ làm từ những vật liệu có khả năng chịu tải tốt như thép hộp, sàn tôn hoặc sắt loại dày. Chân trụ của kệ sàn chịu lực rất tốt giúp tầng nâng đỡ tầng trên một cách vững chắc.
Cấu tạo chi tiết của kệ sàn lửng Mezzanine
Gác lửng bản chất là một hệ thống kệ được liên kết với nhau nhờ mặt sàn, hay thanh giằng tạo thành 1 khối vững chắc. Kệ sàn cũng có cấu tạo cơ bản như những dòng kệ công nghiệp khác bao gồm: chân trụ, Beam, sàn. Đặc biệt hơn thì kệ còn có thêm cầu thang, lan can
Chân trụ
Chân trụ của kệ được chế tạo từ thép đột lỗ, mang hình dạng Omega giống như các loại kệ để hàng nặng hiện nay. Kích thước thông thường của chân trụ là Omega 60x90mm, độ dày biến đổi tùy theo tải trọng trên một mét vuông từ 1.6mm – 2.5mm.
Thanh Beam đỡ ngang

Thanh beam của kệ có dạng hình hộp với các kích thước như 50×90, 50×100, 50×120, 50×150, độ dày của thanh được điều chỉnh theo yêu cầu tải trọng của khách hàng. Chúng chịu trực tiếp lực của hàng hóa trên mặt sàn. Thanh beam có hàn tai móc ở hai đầu, độ dày 3mm để ngàm móc vào cột trụ.
Mặt sàn
Mặt sàn của kệ Mezzanine thường được lựa chọn là tôn gấp canh hoặc ván ép theo yêu cầu của khách hàng. Nếu sử dụng tôn, độ dày thường từ 2.5mm – 3mm. Đối với ván ép MDF, độ dày tối thiểu là 15mm để đáp ứng yêu cầu về tải trọng.
Cầu thang
Cầu thanh của kệ được làm bằng tôn thép hàn cứng, lắp ráp tại công trình. Cầu thang được thiết kế vô cùng tiện dụng, cho phép lên tầng lửng nhanh chóng. Chúng có độ cứng cáp và linh hoạt thích ứng với các độ cao khác nhau, đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn về cầu thang thông thường hiện nay.
Lan can
Lan can được thiết kế dạng lắp ghép vặn định vị bằng ốc, cho phép điều chỉnh chiều cao linh hoạt. Chức năng chính của lan can là bảo vệ an toàn cho người sử dụng và hàng hóa.
Mức tải trọng
Sản phẩm có mức tải trọng từ 100 – 500kg/mét vuông, đáp ứng yêu cầu tải trọng phù hợp với độ cao của kệ.
Phân loại các mẫu kệ sàn lửng kho công nghiệp
Nhiều khái niệm khác nhau về kệ tầng lửng khiến người dùng hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về cách phân loại và ứng dụng tuyệt vời của loại kệ sàn này, bạn có thể tìm thấy chúng ngay ở đây:
Phân loại kệ sàn theo mục đích lưu trữ
Kệ sàn gồm 2 phần: là phần kệ để hàng bên dưới và phần mặt sàn phía bên trên. Khi giá cả thuê nhà xưởng đang là 1 chi phí lớn tại các tỉnh thành, khu công nghiệp. Giá mỗi mét vuông từ 3$ – 6$/tháng chưa bao gồm thuế VAT và phí dịch vụ. Việc tối ưu chi phí được đặt lên hàng đầu. Vì vậy với đơn vị đang có xu hướng mở rộng mô hình kinh doanh thì sẽ có 2 phương án giải quyết đó là:
PA1: Lắp đặt giá kệ để hàng
Tùy theo hình dạng hàng hóa được đặt lên pallet hay các sản phẩm đóng thùng carton, bao vật liệu,… mà sử dụng các loại giá đỡ như kệ selective, kệ hạng trung, hay kệ hạng nặng,… Mục đích giúp tận dụng tối đa chiều cao kho xưởng để tăng không gian lưu trữ.
PA2: Lắp đặt gác lửng Mezzanine

Gác lửng Mezzanine có thể sử dụng không gian bên dưới chứa hàng, còn bên trên dùng riêng gác lửng. Hoặc dùng cách kết hợp bên dưới vị trí trụ dầm cột được thiết kế thêm các thanh beam và mặt giá tôn, sàn ván gỗ, lưới thép…để hàng lên như phương án số 1. Ở phương án này thì việc tối ưu sẽ được tăng gấp đôi dung lượng so với kệ sàn thông thường. Đồng thời nhân gấp 3-5 lần so với kiểu để hàng truyền thống.
Lưu ý khi thiết kế:
Ở cả 2 cách trên đều có thể tăng dung lượng hàng hóa và diện tích sử dụng. Ngoài ra nếu sử dụng làm cả văn phòng làm việc thì cần đảm bảo các yếu tố sau: về tải trọng chịu tải số kg/m2 kệ sàn lửng và chiều cao xe nâng, nhà xưởng,…
– Mặt nền nhà xưởng: có nhiều nhà xưởng được xây dựng bằng cách san lấp 1 cái hồ hoặc nơi có địa tầng kết cấu không quá ổn định. Minh chứng cho điều này có thể nhìn xung quanh tường và cột dầm của nhà xưởng, xuất hiện các vết võng, nứt lớn và tụt xuống khoảng vài chục mm. Khi này chúng ta sẽ xử lý địa chất bằng cách phải đào hố móng tại vị trí chôn cột để đảm bảo tải trọng chịu tải cho kệ gác lửng. Mặt sàn trong khu công nghiệp thường có bản vẽ và mức độ ổn định địa chất khá ổn. Bạn có thể nắm vững việc này và cung cấp thông tin cho đơn vị khảo sát.
– Chiều cao nhà xưởng: Nhà kho có chiều cao càng lớn thì không gian làm kệ sàn lửng càng tốt, nó tùy thuộc vào hàng hóa của bạn. Ở mức phổ biến chiều cao này thường từ đất lên mặt sàn khoảng 2.5m – 3m, việc lưu trữ bên dưới và xe nâng tay lẫn xe nâng điện( dầu) không bị ảnh hưởng quá nhiều. Bên trên là khoảng không lên tới đỉnh mái tối thiểu cần 2m trở lên để người đi lại và hàng không bị quá nóng khi thời tiết hè nhiệt độ cao.
– Lối đi lên: Có 3 cách để thiết kế lối lên xuống ở sàn gác lửng như sau:
+ Thang bộ: đây là cầu thang được sử dụng trong mọi trường hợp ( kể cả làm 2 trường hợp bên dưới) vì tính tiện dụng của nó, nhược điểm là đi sẽ khá mỏi chân.
+ Thang nâng: loại thang này được gọi là thang nâng hàng. Chúng được làm theo thiết kế độc lập với hệ kệ sàn hoặc lắp chung vào chân kệ. Ưu điểm với hàng hóa nặng, thời gian 1 ngày cần lên xuống nhiều thì thang vận rất hiệu quả. Nhược điểm chi phí đầu tư cao hơn so với bình thường.
+ Xe nâng: Trong thiết kế lan can, nhà sản xuất sẽ bớt lại 1 khoảng dành cho cửa lùa để xe nâng hàng có thể tiếp cận và đưa hàng hóa lên – xuống mặt sàn. Tùy vào chiều cao của xe nâng là bao nhiêu để tận dụng tối đa các cách tiếp cận kệ sàn lửng một cách nhanh nhất khiến cho hiệu quả tăng cao.
Phân loại kệ theo vật liệu
Tải trọng chịu lực sẽ quyết định giá thành. Theo cách thông thường người ta chia thành 3 loại khung sàn: khung giá kệ công nghiệp, khung thép tiền chế( thép kết cấu trong xây dựng) và khung thép hộp( gác lửng giá rẻ) để thi công.
PA1: Lắp đặt giá kệ để hàng

– Với kết cấu khung giá kệ theo tiêu chuẩn công nghiệp: chân omega được lốc định hình thông qua máy cán chuyên dụng các loại biên dạng chân 90×60, 110×60, 90×70,… Các thanh dầm chính + phụ là các thanh beam dạng cán xà gồ hoặc beam lốc công nghiệp như H40x90, H40x110, H40x130, H40x150 hoặc H40x300,…
+ Ưu điểm: sản xuất nhanh, màu sơn tĩnh điện theo yêu cầu. Tháo lắp linh hoạt, có tính ứng dụng rất cao khi kết hợp làm kệ bên dưới cũng như di chuyển tới nơi khác thuận tiện,…Chịu tải lên tới 200-700kg/m2.
+ Nhược điểm: biên độ khoảng cách giữa các dầm cột tối đa 3000 – 3500mm.
– Kết cấu thép tiền chế: Khi sản xuất ra là các vật liệu thép tấm được cán nóng như SS400, CT3,… Kết hợp với mối hàn tiêu chuẩn để thay thế hoặc kết hợp cùng với thép I đúc có sẵn trên thị trường như I150, I200, I250 hay I300,… Công việc xử lý mối hàn và sơn phun cát, chống gỉ được chúng tôi tiêu chuẩn hóa kĩ thuật để bàn giao sản phẩm tốt và chất lượng.
+ Ưu điểm: sản xuất nhanh, chịu tải lên tới 200-700kg/m2. Khoảng cách đi lại phía dưới giữa các dầm rất lớn có thể lên tới 5000-6000mm hoặc 10000mm.
– Kết cấu thép hộp: Hình thành kết cấu khung và dầm dựa trên các loại thép hộp có sẵn trên thị trường như H100x100, 40×80, 30×60 với các độ dày phổ biến 1,4 – 1,8 – 2,5mm được mạ kẽm sẵn.
+ Ưu điểm: sẵn có nên thi công nhanh giá thành rẻ. Chịu tải 150 – 300kg/m2 thích hợp với kích thước sàn lửng có chiều cao thấp và mặt bằng hẹp.
+ Nhược điểm: do tính chịu lực kém nên khoảng cách giữa các dầm cột khá nhỏ khoảng 2000 – 2500mm. Cần phải hàn cố định nên khi tận dụng vào mục đích khác sẽ trở nên khó khăn. Hình dáng không đẹp bằng 2 loại trên nên kệ gác lửng cũng thích hợp loại hình giá rẻ.
PA2: Lắp đặt gác lửng Mezzanine
Mặt sàn gác lửng sẽ chia thành 3 vật liệu chính:
– Sàn lửng gỗ dán công nghiệp: loại này phổ biến nhất vì thi công nhanh và giá thành rẻ các độ dày sẵn có 15-18-20mm.
+ Ưu điểm: dễ dàng thi công cố định vào khung sàn tạo độ vững chắc.
+ Nhược điểm: bề mặt dễ bị trày xước bong tróc hoặc dễ cháy nổ.
– Sàn lửng mặt tôn thép: gia công tấm mặt bằng tấm sàn bửng tole sơn tĩnh điện rồi lắp ráp hoặc là các tấm tôn mạ kẽm lốc chấn gấp theo biên dạng, phổ biến hơn là tấm thép nhám dày 2 – 3mm.
+ Ưu điểm: dễ sản xuất theo yêu cầu, có thể chia thành nhiều modun nhỏ và sơn tĩnh điện. Riêng với thép nhám do kết cấu nặng nên thường dùng sơn chống han gỉ hoặc dùng mạ kẽm, ngoài ra kệ gác lửng bề mặt bằng tôn chống cháy nổ rất tốt.
+ Nhược điểm: giá thành cao hơn mặt gỗ.
– Gác lửng mặt tấm Cemboard (bê tông giả): là vật liệu dạng tấm mà thành phần chính là 70% xi măng Portland. Ngoài ra tấm bê tông cemboard có thành phần cát siêu mịn, sợi Cenlulo tự nhiên và vôi bột. Thành phần trên theo 1 cấp phối nhất định tạo thành 1 sản phẩm dạng tấm có kích thước 1220×2440 mm với chiều dày từ 3,5mm tới 24 mm. Ứng dụng trong xây dựng như tấm vách , sàn lửng,…
+ Ưu điểm: tấm có tải trọng nhẹ, chịu cháy nổ tốt.
+ Nhược điểm: giá thành cao.
Ưu nhược điểm của kệ sàn lửng Mezzanine
Ưu điểm
Ưu điểm của Kệ sàn lửng Mezzanine bao gồm:
- Tận dụng tối ưu không gian sử dụng, tăng diện tích sử dụng nhà kho lên 2 đến 3 lần.
- Giúp tiết kiệm chi phí vì khoản đầu tư Kệ Mezzanine thấp hơn so với mở rộng kho mới.
- Kết cấu đơn giản, dễ dàng tháo lắp di dời và tái sử dụng khi cần thiết.
- Khả năng chứa hàng hóa lớn.
- Chân trụ khỏe giúp tăng khả năng tải trọng hàng hóa so với các loại kệ trung tải thông thường.
- Tận dụng không gian trên cao của kho hàng.
- Hỗ trợ lắp đặt nhiều mặt sàn tùy theo nhu cầu sử dụng.
- Tạo không gian mở, thoáng mát.
- Có thể tận dụng làm văn phòng, nhà ở, phòng trọ.

Nhược điểm
Nhược điểm kệ đó là:
- Chi phí đầu tư ban đầu lớn.
- Cần lắp đặt hệ thống rào chắn, mặt sàn thép khi mở rộng.
- Chưa tận dụng tối đa không gian về chiều cao
Ứng dụng của kệ sàn lửng Mezzanine
Hiện nay kệ Mezzanine được sử dụng để lắp đặt trong nhiều lĩnh vực và mục đích khác nhau. Cụ thể như sau:
- Mở rộng diện tích lưu trữ hàng hóa trong các kho chứa hàng giúp gia tăng số lượng hàng trong kho mang lại hiệu quả tối ưu hơn.
- Kết hợp với các loại kệ chứa hàng khác để mang lại hiệu quả trong việc bảo quản hàng hóa, thiết bị trong kho xưởng sản xuất, hạn chế tối đa tình trạng ẩm mốc, ảnh hưởng đến từ các yếu tố môi trường bên ngoài.
- Mặt sàn lửng có thể tận dụng để làm văn phòng làm việc.
Liên hệ đặt mua kệ và tư vấn
Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Công Nghiệp 3S (Cơ Khí 3S) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hệ thống giá kệ chuyên nghiệp tại Việt Nam. Với các hạng mục chính như: kệ trung tải, giá kệ để hàng, kệ pallet, kệ công nghiệp, giá kệ nhà kho, Kệ Drivein, Kệ để Khuôn, Kệ di động mobile rack, Pallet sắt, Pallet xếp chồng, Xe thang di động…
Tất cả đều được sản xuất và bán trực tiếp bởi Thương Hiệu Cơ Khí 3S, qua đó mà bỏ được chi phí trung gian không cần thiết. Mang đến sản phẩm giá kệ chất lượng cao và giá cả tốt nhất thị trường đến với quý khách hàng. Cơ khí 3s cam kết:
- Giải pháp tiết kiệm: Cơ Khí 3S luôn đưa ra tư vấn nhằm tiết kiệm tối đa chi phí và nhân lực.
- Thời gian thi công nhanh: Không chỉ chi phí mà thời gian luôn được Cơ Khí 3S chú trọng.
- Bảo hành dài hạn: Để cam kết chất lượng sản phẩm, Cơ Khí 3S bảo hành chất lượng lên tới 5 Năm.
Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Công Nghiệp 3S
Điện thoại: (024) 6329 2757
Hotline: 0988 663 981
Website: cokhi3s.vn
Email: cokhi3s.vn@gmail.com
Bình luận