Kệ di động là gì? Khi nào nên sử dụng?

Kệ di động Mobile Rack (Mobile Shelving) là hệ thống kệ chứa hàng tải trọng nặng, được doanh nghiệp lựa chọn bởi khả năng tối ưu hóa không gian hiệu quả cũng như khả năng bảo mật hàng hóa cao của nó. Cùng cokhi3s tìm hiểu chi tiết nhé!

Kệ di động là gì? Khi nào nên sử dụng?

Kệ di động là gì?

Kệ di động là hệ thống kệ chứa hàng pallet áp sát nhau. Kệ có khả năng lưu trữ hàng hóa với dung lượng cao, được liên kết với những kết cấu di động (tự động hoặc bằng tay quay) giúp nó di chuyển qua lại trên đường ray nằm trên sàn.

Ưu điểm của kệ di động

  • Tết kiệm không gian lưu trữ: diện tích để hàng có thể tăng lên gấp đôi so với kệ thông thường.
  • Tính linh hoạt cao: dễ tháo lắp, thay đổi độ cao của các tầng kệ.

Ưu điểm của kệ di động

  • Tính bảo mật tốt: Các dãy kệ có thể xếp sát nhau nên tăng tính bảo mật trong kho lưu trữ. Do đó, được sử dụng nhiều trong lưu trữ các loại sổ sách và hồ sơ.
  • Tính thẩm mỹ cao: đa dạng về màu sắc cũng như kích cỡ nên phù hợp với nhiều loại Pallet đựng hàng.
  • Tải trọng khá lớn:  có thể lưu trữ được nhiều hàng hóa (tải trọng từ 800 – 3000kg/tầng)
  • Kệ di động hỗ trợ rất tốt cho việc xuất nhập hàng hóa trong kho.

Khi nào nên sử dụng kệ di động?

Mobile rack chỉ nên có tối đa là 7 tầng chứa hàng với tổng chiều cao là 15m đổ lại. Ngoài ra, trên mỗi dãy kệ chỉ nên dài từ 10-15m, tương đương 10 vị trí pallet. Trọng lượng của mỗi pallet cũng chỉ nên tối đa 1.5 tấn.

Chính vì những đặc điểm trên, mobile rack thực sự phù hợp với quy mô kho nhỏ với tốc độ xuất nhập hàng thấp. Lưu ý, các kho quy mô nhỏ thì lại hạn chế về diện tích, trong khi đó, mobile rack thì lại hỗ trợ tiết kiệm diện tích rất tốt.

Nhằm giúp cho hệ thống kệ mobile rack hiệu quả hơn, chủ đầu tư có thể đầu tư thêm các phần mềm quản lí kho WMS. Những phần mềm này lại hoàn toàn có thể kết hợp được với các hệ thống ERP của toàn bộ công ty. Điều này có nghĩa, khi một đơn hàng từ phòng kinh doanh được khởi tạo, ngay lập tức, hệ thống kệ mobile rack sẽ được di chuyển và sẵn sàng cho xe nâng tới vị trí cần lấy hàng. Ngoài ra, phần mềm quản lý kho kết hợp với các hệ thống đọc mã vạch, hoàn toàn có thể kiểm soát được xuất nhập tồn của kho hàng. Đây là điều mà các kho phân phối DC rất cần thiết.

Ngoài ra, cao cấp hơn, chủ đầu tư cũng có thể thiết kế các hệ thống chỉ điểm vị trí cần lấy hàng có tên gọi là pick-to-light. Những thiết bị này sẽ phát sáng, phát âm thanh hoặc một hình thức nào đó, báo cho người vận hành kho biết vị trí cần lấy hàng.

Có thể bạn quan tâm:

Bình luận

0 bình luận

  • Hãy là người đầu tiên để lại bình luận cho bài viết này!

Đăng ký tư vấn

    x